Ngành giáo dục và đạo tạo “Dân vận khéo” trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Phong trào “Dân vận khéo” trong việc nâng cao chất lượng dạy và học đã trở thành trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đi đua yêu nước của ngành giáo dục và đi vào cuộc sống. Phong trào thi đua đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng đến các cấp, các ngành, địa phương, thu hút sự hưởng ứng tham gia tích cực, đông đảo của các tầng lớp nhân dân và các cán bộ quản lý, giáo viên viên, nhân viên và học sinh.
Trong những năm qua, Ngành giáo dục và đào tạo đã gắn thực hiện phong trào “Dân vận khéo” với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền để Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao một cách toàn diện như: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và đất nước. Phát triển giáo dục theo quy hoạch, đảm bảo cân đối về quy mô, loại hình; đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xã hội hóa giáo dục; xây dựng xã hội học tập. Góp phần phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao chất lượng dạy và học.
“Dân vận khéo” trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, Ngành giáo dục và đào tạo đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn đạt được nhiều thành tích nổi bật: Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục. Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình GDPT 2018.
Quy mô mạng lướng trường, lớp trong tỉnh có 191 trường Mầm non, tỷ lệ huy động huy động trẻ mầm non ra lớp đạt tỷ lệ 42,3%, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đến trường đạt 99,5%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%. Giáo dục phổ thông có 330 trường, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông chiếm khoảng 78,7%. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, an toàn với tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,14%.
Chất lượng phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao chất phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2; Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt kết quả tốt. Học sinh giỏi cấp tỉnh THCS đạt 345 giải, THPT đạt 428 giải; học sinh giỏi quốc gia đạt 35 giải, trong đó có 03 giải Nhì, 13 giải Ba và 19 giải Khuyến khích; Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đạt 01 giải Nhì của trường THPT Chuyên Hưng Yên và 01 giải Triển vọng của trường THPT Nguyễn Thiện Thuật; Cuộc thi HS, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc đạt 01 giải Nhất của Trường THPT Phạm Ngũ Lão, lĩnh vực Kinh doanh tạo tác động xã hội.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục duy trì kỷ cương nền nếp giáo dục trong trường học; công tác đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Chế độ cho nhà giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Tổ chức bồi dưỡng cốt cán cho 383 giáo viên và 56 cán bộ quản lý; 100% giáo viên, cán bộ quản lý đại trà thực hiện bồi dưỡng ở tất cả cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tư thục và trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên; có 10.544 giáo viên và cán bộ quản lý được bồi dưỡng các mô đun thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; 1.555 giáo viên dạy Tin học và Công nghệ cấp tiểu học; môn Lịch sử, Địa lý và Khoa học tự nhiệm cấp trung học cơ sở. Năm học 2022-2023 có 194 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong đó có 34 giáo viên bậc mầm non, 51 giáo viên bậc tiểu học, 52 giá viên bậc THCS, 57 giáo viên bậc THPT.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm tăng cường đầu tư gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, xóa bỏ các phòng học 3 ca, phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ, ưu tiên cho xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phòng học có 10.099 phòng học, trong đó phòng học kiên cố cao tầng 9.451 phòng; tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng mầm non 92%, tiểu học 96,47%, THCS 98,68%, THPT 97,47%, trung tâm GDNN-GDTX 89,86%; Trường chuẩn quốc gia có 404/521 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 80,8%, trong đó Mầm non: 133/191 trường, đạt 69.6%; Tiểu học: 117/122 trường, đạt 95.9%; Trung học cơ sở 113/126 trường, đạt 89.6%; Trung học phổ thông 24/35 trường, đạt 68.5%; Trường phổ thông có nhiều cấp học 17/47 trường, đạt 36.1%.
Các cơ sở giáo dục đều triển khai sử dụng các phần mềm họp, dạy học trực tuyến, nhiều trường tổ chức cho giáo viên, học sinh, trao đổi chuyên môn bằng hình thức trực tuyến trong điều kiện phòng chống dịch bệnh; 100% các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý và ra đề thi để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; 100% cán bộ giáo viên và học sinh từ 5 tuổi trở lên đã tiêm đủ các mũi Vacxin phòng, chống dịch Covid-19; 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không xảy ra trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm; 100% các trường đã thực hiện tốt công tác y tế trường học và phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Bên cạnh kết quả đạt được, so với yêu cầu phát triển, đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì ngành giáo dục và đào tạo vẫn còn những hạn chế: Đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ; Giáo viên bậc mầm non, tiểu học còn thiếu so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm học 2023-2024, tiếp tục thực hiện phong trào “Dân vận khéo” trong việc nâng cao chất lượng dạy và học gắn với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” ngành giáo dục và đào tạo tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và đội ngũ quản lý giáo dục; thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành…
Để đạt được kế hoạch đó trong những năm tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan đơn vị, các trường học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
1. Tiếp tục quán triệt sâu rộng các quan điểm, mục tiêu giáo dục và đào tạo; đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghiên cứu ban hành các chính sách địa phương và tăng cường đầu tư, huy động mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo. Gắn việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đào tạo với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể vũng mạnh; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các trường học và cơ quan quản lý giáo dục; phối hợp tốt giữa nhà trường-gia đình-xã hội để cho từng gia đình, công đồng và xã hội nhận thức rõ trách nhiệm đối với giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để con em được đến trường học tập và phát triển một cách toàn diện; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, tăng cường hoạt động của Hội Khuyến học từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, khu dân cư, dòng họ; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo tổ chức các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có nề nếp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; xây dựng xã hội học tập, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả, có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.
3. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo; chú trọng phát triển đảng viên trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các trường học và cơ quan quản lý giáo dục; đẩy mạnh cải cách hành chính, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý giáo dục; thực hiện việc luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên, nhân viên cục bộ trong các nhà trường; Hình thành, phát triển cho học sinh các nhóm phẩm chất, năng lực chủ yếu được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giáo dục mầm non thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; phát triển đa dạng các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 5 tuổi; triển khai thực hiện chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình; Giáo dục phổ thông triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đảm bảo mục tiêu phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Đẩy mạnh thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia phù hợp yêu cầu và lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018. Duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập trung học cơ sở mức độ 2.
4. Thường xuyên đổi mới nội dung, triển khai thực hiện phong trào thi đua; bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành và điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục; linh hoạt, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện; Kịp thời khen thưởng và động viên giáo viên, học sinh có thành tích cao trọng học tập và giảng dạy; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với phong trào thi đua “ Dạy tốt- Học tốt”, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", “Trường học hạnh phúc”… thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục; quan tâm xây dựng mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập"; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh các cấp học, bậc học và cộng đồng về các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh; phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tuyên truyền về nội dung Phong trào thi đua và tổ chức phát động Phong trào thi đua đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh trong toàn ngành. Từ đó khuyến khích cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào.
5. Đẩy mạnh Phong trào “Dân vận khéo” trong việc nâng cao và phát triển giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”, ươn trồng những thế hệ tương lai, chủ nhân đất nước là những con người có phẩm chất đạo đức tốt, sống có lý tưởng, có hoài bão, góp phần vào sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.
Phạm Nhuấn - Sở GDĐT